02839333642, 02837109878
số 4 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, tphcm

DÒNG VỐN NGOẠI TIẾP TỤC ĐỔ MẠNH VÀO ĐỊA ỐC VIỆT

Ngày: 01-01-1970 - Lượt xem:

Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường bất động sản (ĐBS) Việt Nam đang có xu hướng tăng dần, theo báo cáo tổng kết thị trường 5 tháng đầu năm của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA).

Báo cáo cho hay, nguồn vốn FDI chảy vào thị trường Tp.HCM trong năm 2015 là 1,497 tỷ USD (chiếm 53,3%); đến năm 2016 là 1 tỷ USD, có sự giảm nhẹ; song, lại tăng mạnh trong năm 2017 với con số 1,01 tỷ USD và đạt được 216,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2018.

Có tất cả 7.372 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD trên địa bàn TP còn hiệu lực khi năm 2017 kết thúc. Trong đó, nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ các nhà đầu tư như Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung quốc.
Các doanh nghiệp BĐS được rót vốn FDI điển hình tại thị trường Tp.HCM là: Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng; Công ty Nam Long bắt tay cùng Hankyu Hanshin Toho Group và Nishi Nippon Railroad của Nhật Bản; Công ty Tiến Phước, Trần Thái cùng Keppel Land của Singapore liên kết với nhau; Công ty Tiến Phát và Sanyo Home của Nhật; Công ty An Gia và Creed Group của Nhật Bản cùng nhau hợp tác; Công ty Phúc Khang và Mitsubishi Corporation của Nhật và quỹ Genesis Global Capital của Singapore cũng có cái bắt tay đầy thuận lợi; CII hợp tác cùng Hongkong Land; Sơn Kim Land hợp tác cùng Hankyu Hanshin. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến những tên tuổi ngoại khác như Capitaland, VinaCapital, Lotte, Dragon Capital...

Hàng năm, nguồn kiều hối gửi về nước nằm ở mức trên dưới 10 tỷ USD, riêng Tp.HCM đã chiếm khoảng 50%, và BĐS chiếm khoảng 21% trong số đó. Đã có 11 doanh nghiệp địa ốc lên sàn chứng khoán trong năm2017. Ghi nhận trong hơn 5 tháng đầu năm 2018, có 4 doanh nghiệp lên sàn là Vinhomes (Tập đoàn Vingroup), Net Land, Văn Phú Invest và Đạt Phương. Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp BĐS lên sàn, trong đó, có thể kể đến những cái tên như Hưng Thịnh Construction, Cenland, MBland, hay Hải Phát... Hướng đi này được đánh giá là phù hợp và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp khẳng định uy tín thương hiệu của mình, đồng thời, tăng thêm tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn nội lẫn ngoại, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng của các nhà băng.

Vốn FDI là một trong những thước đo kết quả của sự hội nhập kinh tế một quốc gia. BĐS thường đứng ở vị trí thứ 3 trong việc thu hút vốn FDI. Đây được xem là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp địa ốc trong bối cảnh tín dụng BĐS đang bị ngân hàng siết chặt, HoREA đánh giá.

Đồng thời, hiệp hội cũng cho biết, sở dĩ nguồn vốn FDI đổ vào thị trường BĐS tăng mạnh trong những năm gần đây là do 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thứ nhất là sự thay đổi của chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư, kinh doanh BĐS, nhà ở theo hướng thoải mái và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp; nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư kinh doanh BĐS tương tự như các nhà đầu tư nội.

Nguyên nhân thứ nữa là xuất phát từ nền chính trị ổn định, sự tăng trưởng kinh tế vững chắc, số lượng doanh nghiệp nội có năng lực và uy tín ngày càng nhiều, nhất là sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, dự kiến trong 10 năm tới có thể chiếm tới 50% dân số.

(Theo Trí thức trẻ)

Chat qua facebook